STT

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU


Phụ trách khoa: BS. Phạm Hồng Trường
Nhân sự:
       – Bác sĩ điều trị: 19
       – Chuyên khoa II: 04
       – Chuyên khoa I: 03
       – Thạc Sĩ: 03
       – Cử nhân điều dưỡng: 07
       – Điều dưỡng: 79
       – Nhân viên phục vụ: 03

Khoa Hồi sức cấp cứu- Bệnh viện Chợ Rẫy gồm 3 bộ phận: hồi sức nội khoa, hồi sức ngoại khoa và hậu phẫu. Là một đơn vị chuyên sâu về hồi sức cấp cứu của bệnh viện và các tỉnh phía nam.

2. Chức năng, nhiệm vụ:

– Khám và điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch.
– Đào tạo chỉ đạo tuyến:
Hợp tác cùng các tổ chức quốc tế (JICA, UNICEF, Ngân hàng thế Giới) tổ chức thành công các lớp về hồi sức cấp cứu, hồi sức hô hấp: thở máy căn bản và nâng cao cho hàng trăm học viên – bác sĩ ở tuyến tỉnh, huyện.
Là cơ sở đào tạo về hồi sức cấp cứu và hồi sức hô hấp cho bác sĩ sau đại học, bác sĩ và điều dưỡng từ các bệnh viện tỉnh, thành phía nam
Hỗ trợ, chỉ đạo tuyến cho các đơn vị: Kiên giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bà Rịa, Long An, Thủ Đức, Cần Thơ…tại chỗ và học tại khoa.
Biên soạn giáo trình hồi sức cấp cứu, thở máy ( JICA, Kỹ năng cấp cứu cho bác sĩ tuyến Huyện, …)
– Nghiên cứu khoa học: tham gia báo cáo các đề tài tại các Hội thảo trong nước và quốc tế (Hội nghị Việt – Nhật JICA, Hội thảo quốc tế về hô hấp Châu Á- Thái Bình Dương)

Hoạt động chuyên môn:

Là trung tâm hồi sức tổng hợp của bệnh viện, với thế mạnh:
Hồi sức hô hấp
Hồi sức chống choáng
Hồi sức rối loạn nước điện giải
Hồi sức đa chấn thương
Hồi sức ngộ độc các loại

– Điều trị cho các Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, ngoại kiều
– Đã triển khai được các kỹ thuật cao, chuyên sâu, áp dụng trong điều trị bệnh nhân có hiệu quả, cứu sống được nhiều trường hợp nguy kịch.
– Hoàn chỉnh hệ thống máy thở và khí nén trung tâm với nhiều máy thở chức năng cao. Sử dụng máy thở thành thạo, áp dụng phù hợp cho từng lứa tuổi, từng loại suy hô hấp. Phối hợp với chuyên gia nước ngoài triển khai phương thức thở mới: ASV, HFO…
– Hiện đại hoá kỹ thuật y khoa ngang tầm khu vực: máy sinh hóa 12 thông số (Rapid/lab 865) kết quả nhanh, chính xác; Máy thở chức năng cao: Galileo, Raphael, Servo 300, Bennett 7200ae, Evita II Dura, máy thở tần số cao R100,…
– Đo huyết áp động mạch xâm lấn những trường hợp choáng nặng
– Ap dụng có hiệu quả trị liệu thay thế thận liên tục (CRRT) cho một số trường hợp nặng suy đa cơ quan.
– Bước đầu áp dụng lọc máu và huyết tương liên tục cho những trường hợp suy gan nặng, viêm tụy cấp ( Mars)
– Kỹ thuật đặt buồng tiêm Celsite cho những bệnh nhân điều trị lâu dài cần tiêm truyền liên tục
– Ứng dụng hút đàm một lần bỏ đi, sử dụng ống hút đàm kín đã làm giảm nhiễm trùng chéo và giảm nhiễm nấm

Hướng phát triển:

Để đáp ứng nhu cầu là đơn vị chuyên sâu đứng đầu về hồi sức các tỉnh phía Nam , Khoa dự kiến trong thời gian tới sẽ triển khai và phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu như sau:

  • Thăm dò huyết động học xâm lấn bằng catheter Swan Ganz
  • Áp dụng các biện pháp/ phương tiện điều trị hỗ trợ chức năng tạng/ hệ thống cơ quan: lọc gan, thay huyết tương
  • Sử dụng CRRT trong những trường hợp viêm tụy cấp nặng, suy đa tạng…
  • Telemedicine, ứng dụng phần mềm quản lý bệnh nhân ICU
 
Toàn cảnh về khoa Hồi sức cấp cứu
Các bác sĩ đang đặt Celsite
Các bác sĩ đang vận hành máy CRRT
Bác sĩ đang thăm khám bệnh nhân

STT

Tên đề tài

Nghiên cứu viên chính

Đăng trên sách, tạp chí, báo, báo cáo hội nghị

1

Hiệu quả của thông khí cơ học với áp lực dương cuối thì thở ra trong điều trị suy hô hấp cấp do dập phổi

Phạm Văn Đông

Báo cáo hội nghị HSCC toàn quốc 8- 2005

2

Khảo sát nồng độ TNF a, IL1,6,8,10 trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Phạm Thị Ngọc Thảo

Báo cáo hội nghị HSCC TPHCM 12- 2006

3

Ap dụng CRRT trong trị liệu suy đa tạng

Trương Ngọc Hải

Báo cáo hội nghị lọc máu Hội HSCC 4- 2006

4

Sử dụng QT_NASBA trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân sốt rét

Trương Ngọc Hải
TS. Trần Quang Bính

Đã thông qua hội đồng NCKH BVCR 10- 2006

5

Nghiên cứu tỷ lệ mắc phải, tỷ lệ tử vong, yếu tố nguy cơ tác nhân gây viêm phổi ở bệnh nhân thở máy

Phạm Hồng Trường

Đã trình CK II

6

So sánh phương pháp hút đàm kín và hở tại khoa HSCC -BVCR

Thái Thị Kim Nga
Cao Thị Kim Liên

Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn
NXB Y học 3- 2006