MRI vượt trội CT trong chẩn đoán đột quỵ (Mri Superior To CT For Detection Of Stroke )

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️


MRI vượt trội CT trong chẩn đoán đột quỵ
(Mri Superior To CT For Detection Of Stroke )

Caroline Cassels

•  MRI chính xác hơn so với CT và nên lựa chọn hàng đầu trên những bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ.
•  Một trung tâm độc lập nghiên cứu tiền cứu trên 356 bệnh nhân; trong đó 217 bệnh nhân cuối cùng chẩn đoán đột quỵ cấp. Những nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu quốc gia bệnh lý thần kinh học cho biết MRI có độ nhạy 83% trong các loại đột quỵ cấp, trong khi CT có độ nhạy 26%
•  Tạp chí Lancet xuất bản 26/1, tác giả Julio A.Chalela, MD “các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi rất đa dạng để nghi ngờ đột quỵ trong cấp cứu. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong lâm sàng”

  Ý nghĩa của việc điều trị thuyên tắc mạch.

•  Nghiên cứu bao gồm nhiều bệnh nhân nghi ngờ bị đột quỵ tại khoa cấp cứu trong khoảng thời gian từ 30/9/2000 đến 25/2/2002 tại bệnh viện công ở Bethesda , Maryland.
•  Chỉ định chụp do bác sĩ cấp cứu thực hiện trước khi bệnh nhân được đánh giá bởi các chuyên gia đột quỵ. MRI được thực hiện trước CT và thực hiện trong vòng 120 phút ở mỗi bệnh nhân.
•  Trong suốt thời gian 18 tháng nghiên cứu có 450 bệnh nhân được theo dõi và 94 bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu (49 bệnh nhân có chống chỉ định MRI, 34 bệnh nhân không được chụp CT và 11 bệnh nhân chụp CT thất bại). Trong số 356 bệnh nhân được nghiên cứu có 217 bệnh nhân cuối cùng được chẩn đoán đột quỵ cấp.
•  Các nhà nghiên cứu đã cho thấy 164 trường hợp được phát hiện đột quỵ (thiếu máu hoặc nhồi máu) (46%). Trong khi CT là 35 case (9.8%). Ngoài ra, MRI có thể so sánh với CT trong chẩn đoán xuyết huyết nội sọ
•  Trong nhóm bệnh nhân được chụp trong vòng 3giờ khi xuất hiện triệu chứng; trên 90 bệnh nhân, MRI phát hiện 41 trường hợp đột quỵ do thiếu máu cơ tim cấp (46%), trong khi CT chỉ phát hiện 6 case (7%).
•  Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị thuyên tắc mạch. Tác giả lưu ý rằng, nếu chụp MRI sớm sẽ phát hiện sớm hơn và làm tăng hiệu quả điều trị thuyên tắc mạch trong vòng 3giờ, cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh nhân.

 Chỉ định sớm bắt buộc của MRI

•  “Từ nghiên cứu đột quỵ cấp của những người không chuyên sử dụng chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy cao tốc độ nhanh cho thấy MRI là ưu tiên để chẩn đoán. Do MRI có hiệu quả chẩn đoán cao hơn, có thể phát hiện xuất huyết cấp hay mạn, thiếu máu cấp nên là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ”
•  Cùng quan điểm trên, một nhóm tác giả: Geoffreu A.Donnan, MD, Helen M.Dewey, MD, và Stephen M.Davis, MD ở trường Đại học Melbourne Australia, cho rằng những nghiên cứu này đưa ra chỉ định bắt buộc của MRI ngay khi nghi ngờ chẩn đoán.
•  Các tác giả viết rằng: nếu thực hiện điều này sẽ giúp (cho các nhà lâm sàng học hiểu rõ hơn bệnh sinh của đột quỵ đưa đến hiệu quả điều trị cao hơn.
•  Các tác giả cùng yêu cầu có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá vai trò quan
trọng của MRI và CT “ Đặc biệt ở những trường hợp cần chụp cản quang”

 Nghiên cứu những mục tiêu cho các hoạt động giáo huấn

Khi hoàn thành chương trình này các học viên có thể:
     •  Nêu lên được hiệu quả của MRI và CT trong chẩn đoán đột quỵ
     •  So sánh hiệu quả của MRI và CT khi bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ

Ngữ cảnh lâm sàng

•  MRI có một số ưu điểm so với CT trong chẩn đoán đột quỵ cấp. MRI vượt trội hơn trong tổn thương thiếu máu cấp và nói chung ít bị đọc sai kết quả so với CT. Tác giả Donnan và cộng sự, cùng tham gia trong bài viết này, lưu ý rằng MRI có thế hơn CT trong việc xác định nguyên nhân đột quỵ. Đó là do nguyên tắc, do bệnh mạch máu lớn hay nhỏ.
•  MRI, cho đến nay ít được dùng trong chẩn đoán đột quỵ cấp là do không đủ phương tiện và chi phí điều trị. Nghiên cứu đoàn hệ sau đây so sánh hiệu quả của MRI và CT trên những bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ

 Những điểm nghiên cứu mấu chốt

•  Nghiên cứu việc thực hiện tại một bệnh viện công ở Mỹ những bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ cấp được đánh giá bởi bác sĩ cấp cứu bao gồm cả những bệnh nhân không biết thời gian khỏi bệnh và mức độ bệnh
•  Bệnh nhân được chụp MRI sọ não trước khi được chụp CT. Mỗi bệnh nhân được theo dõi nghiên cứu trong vòng 120 phút. Chỉ có loại MRI gradient – echo và diffusion weighted được sử dụng. Phim CT và MRI được đọc bởi 4 chuyên gia.
•  Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích của MRI và CT trong chẩn đoán đột quỵ cấp
•  Nghiên cứu 356 bệnh nhân tuổi trung bình là 76, thời gian từ lúc khỏi bệnh đến khi chụp MRI và CT là 367 và 390 phút.
•  61% bệnh nhân cuối cùng được chẩn đoán là đột quỵ cấp, 53% được chẩn đoán là đột quỵ do thiếu máu, 25% bệnh nhân được xuất viện sau khi loại trừ bệnh lí mạch máu não.
•  MRI phát hiện 52% trường hợp đột quỵ cấp so với CT là 17% cả đột quỵ do thiếu máu hay do xuất huyết đều được chẩn đoán do MRI và CT.
•  MRI phát hiện 46% trường hợp đột quỵ thiếu máu trong vòng 3 giờ sau khởi phát, trong khi CT là 7%
•  Chẩn đoán xuất huyết nội sọ cấp do MRI và CT là 6 –7%, không thấy sự khác biệt. MRI ưu thế hơn CT trong theo dõi diễn tiến xuất huyết cấp và mãn hay chỉ là xuất huyết mãn.
•  Độ nhạy MRI và CT trong chẩn đoán đột quỵ cấp là 83% và 26%, trong đột quỵ thiếu máu 83 và 16%, độ đặc hiệu của MRI và CT trong tất cả các trường hợp tương đương nhau 96 – 98%, các trường hợp MRI âm tính giả là do tổn thương ở thân não, triệu chứng khởi phát dưới 3giờ và thang điểm đột quỵ thấp.

 Ý nghĩa thực hành

MRI có ưu thế hơn CT trong chẩn đoán đột quỵ do giúp phát hiện tốt hơn tổn thương thiếu máu, đọc chính xác hơn và giúp chẩn đoán nguyên nhân đột quỵ
Nghiên cứu trên cho thấy MRI vượt trội CT trong chẩn đoán đột quỵ cấp, đột quỵ thiếu máu cấp và xuất huyết nội sọ mãn tính. MRI và CT tương đương trong chẩn đoán xuất huyết nội sọ cấp tính.